Hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá Nam Ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá Nam Ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Màu xanh rì của rêu bám trên những rặng đá và màu xanh của biển và trời Nam Ô đã níu chân du khách xa gần. Nhiều ngày qua đã có hàng nghìn người dân, du khách đã đổ về chụp ảnh.

Bãi rêu ghềnh đá Nam Ô nằm tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 12 km về phía bắc. Nơi đây được xem là một trong những thiên đường du lịch độc đáo, hoang sơ mới lạ đầy thú vị gần đây thu hút sự chú ý của du khách. Những ngày sau Tết Nguyên Đán không khí lạnh yếu kết hợp nắng nhiều tạo điều kiện cho lớp rong rêu bám trên các rạn đá phát triển. Đây được xem “thời điểm vàng” của mùa rêu xanh ở rạn Nam Ô.

Hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá Nam Ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Đà Nẵng Page

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Vnexpress

Rêu mọc tự nhiên và trùm lên các khối đá nằm nửa chìm nửa nổi trên mặt nước tạo ra cảnh tượng kỳ thú của thiên nhiên. Những hình ảnh về bãi rạn phủ màu xanh trải dài bờ biển Đà Nẵng được đăng tải trên các tài khoản mạng xã hội đã thu hút sự tò mò. Dịp cuối tuần ước tính hút hàng nghìn lượt người mỗi ngày đến “săn rêu”.

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Phú Thành

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: báo Đà Nẵng

Theo ghi nhân vào sáng ngày thứ 7 và chủ nhật ngày 11-12/2,  bãi biển Nam Ô vẫn tập trung kín người dân và du khách. Nhiều người từ Huế, Quảng Nam cũng tìm đường vào để có những tấm ảnh đẹp. Các lối đi vào ghềnh đá là những bãi trông giữ xe tự phát. Nhiều xe chạy vào tận khu rừng của ghềnh đá.

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Vnexpress

Ngay lối xuống của ghềnh đá là cảnh tượng hàng nghìn người chen chúc nhau tại khu vực bãi rêu. Từ gềnh đá nhìn về cửa sông Cu Đê, bãi rêu dài hơn 200 m đông kín.

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Đà Nẵng Page

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Vnexpress

Để có mặt đúng vào thời khắc đẹp nhất, từng nhóm người kéo nhau đi từ lúc rạng sáng ngồi canh bình minh ló dạng bên bờ biển, lúc ấy, thủy triều xuống, để lộ ra những mỏm đá xanh rì với những mảng rêu phủ dày đặc, tạo thành bức tranh màu xanh “mát mắt”, cảnh đẹp nên ảnh sẽ đẹp nhất. Nếu đặt chân đến đây vào buổi chiều, khi những tảng rêu đã bị nước triều dâng bao phủ, du khách cũng có thể thả mình trong làn nước mát lành.

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Phương Nguyễn

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Sỹ Nguyễn

Tuy nhiên do quá đông nên khó có thể chụp được bức ảnh ưng ý mà không vướng người. Dưới dải đá lô nhô kéo ra sát mép nước, nhiều nhóm người thay nhau lội bì bõm dưới sóng nước để cố gắng có những tấm ảnh đẹp làm kỷ niệm.

Còn những tảng đá bằng phẳng, hay bãi cát giáp bìa rừng, được tận dụng làm nơi ăn uống, nghỉ ngơi cho khách tham quan. Nhiều người cũng mang bạt ra trải để ngồi ăn uống.

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Ảnh: Nam Ô

hàng nghìn chen nhau đổ về bãi rêu ghềnh đá nam ô để chụp ảnh: đông từ sáng sớm đến chiều muộn

Rêu mọc rộ trong vòng khoảng 15-20 ngày rồi tàn lụi. Đường đến bãi rêu tại rạn Nam Ô tương đối dễ tìm. Từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển về phía Bắc khoảng chừng 20km theo đường Nguyễn Tất Thành hoặc trục đường Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng. Đến cầu Nam Ô cũ (thuộc đường Nguyễn Lương Bằng), du khách rẽ phải, băng qua đường ngang thuộc hệ thống ga Kim Liên và đi thẳng khoảng chừng 500m sẽ đến được rạn Nam Ô.

Đăng bởi: Nguyễn Phạm Trí Nhân